Bệnh viện đa khoa đặc khu (Vùng Tàu)

Tên giao dịch (tiếng Anh)
Vung Tau Special Zone Hospital
Ngành nghề chính
Giới thiệu tổng quan

Địa chỉ: Số 22 đường Lê Lợi, phường 1, Thành Phố Vũng Tàu, diện tích mặt bằng 16.000m2

I. Quá trình hình thành

Bệnh Viện Lê Lợi được hình thành từ những năm 1939. Cũng trong khuông viên của bệnh viện ngày nay, một trạm xá được xây dựng với diện tích khoảng 120m2 được chia làm 3 phòng: phòng khám; phòng cấp cứu và phòng sanh. Trạm xá hiện nay không còn nữa, năm 1993 đã được thay thế bằng phòng khám đa khoa của Bệnh viện hiện nay.



Khoa giải phẩu Bệnh Viện Lê Lợi năm 1939

Năm 1946, một nhà bảo sanh được xây dựng phía đường Bà Triệu, lúc này toàn khu trạm xá – hộ sinh chỉ có 10 giường và 2 nữ hộ sinh

Năm 1951 trạm xá được đổi tên thành Dispensaire municipale do một người pháp tên là Royboubet phụ trách. Trạm xá có 5 giường và nhà bảo sanh có 12 giường, chủ yếu để giải quyết cấp cứu, bệnh nặng chuyển sang quân y lưu động sau này là bệnh viện Tê Liệt. Năm 1954, bác sỹ Ngô Sỹ Quy di cư từ Bắc vào đến phụ trách bệnh xá thay bác sỹ người Pháp. Tiếp theo là bác sỹ Lê Bá Kim rồi bác sỹ Nguyễn Như Lâm về thay thế.

Năm 1964 BS Nguyễn Thanh Phước về thay Bs Nguyễn Như Lâm phụ trách Chẩn y viện Lê Lợi. Ông đã mua lại căn nhà trống của một người Pháp được sử dụng làm phòng Giám đốc cho đến ngày nay. Lúc này, Vũng Tàu tách khỏi tỉnh Phước Tuy thành Thị Xã Vũng Tàu và Chẩn y viện được chính thức được đổi tên thành Bệnh viện Lê Lợi, có 50 giường bệnh và 20 nhân viên. Bệnh viện có đào tạo một số cô đỡ nên gọi là Trường cô đỡ Hương Thôn do cô Ba Oanh cán sự hộ sinh phụ trách. Sau một năm học lý thuyết và thực hành, học viên được cấp giấy chứng nhận hành nghề. Giai đoạn này có nhiều phái đoàn Y tế Úc và Đại Hàn thay phiên sang giúp bệnh viện Lê Lợi về công tác chuyên môn để cứu chữa cho người dân và các binh lính ở Vũng Tàu.

Năm 1967 Bác sỹ Nguyễn Như Lâm trở lại làm giám đốc bệnh viện và sau đó kiêm trưởng y tế Vũng Tàu. Đến thời điểm này bệnh viện có 50 nhân viên, trong đó có 3 Bác sỹ là Nguyễn Như Lâm, Trương Huy Phúc và Đặng Quốc Dung . Tới năm 1969 có thêm bác sĩ Hồ Minh Nguyện, trong những năm này có nhiều phái đoàn y tế Úc, Đại Hàn, Ba Tư , Pháp đến làm việc tại bệnh viện cho tới ngày giải phóng 30/04/1975.

II. Xây dựng và phát triển
Ngày 30/04/1975, Vũng Tàu hoàn toàn giải phóng. Ban tiếp quản gồm các bác sỹ: Nguyễn Văn Thọ, Dương Văn Hải, Nguyễn Việt Hùng do bác sĩ Nguyễn Văn Trà phụ trách. Ngay trong ngày tiếp quản, bác sĩ Nguyễn Văn Trà đã thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu đầu tiên. Lúc này Vũng Tàu là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai.

Năm 1979 do thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo nên bệnh viện lê lợi được đổi tên là Bệnh viện đa khoa đặc khu. Tới 1991, Vũng Tàu sát nhập với một số Huyện Đồng Nai để thành lập Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó Bệnh viện được lấy tên gọi là Bệnh Viện Lê Lợi.

Về quy mô giường bệnh, năm 1975 sau ngày tiếp quản bệnh viện có 150 giường. Năm 1991 bệnh viện được nâng lên 180 giường. Năm 1998 bệnh viện đã nâng cấp 200 giường, năm 2000 bệnh viện được xây dựng kế hoạch hoạt động cho 250 giường xếp hạng bệnh viện hạng III. Tháng 10 năm 2006 Bệnh viện được xếp hạng II, với quy mô 350 giường bệnh.

Về công tác chuyên môn đã được cải thiện và nâng cao một cách mạnh mẽ, cùng với sự phát triển chung của y học, tập thể y bác sĩ Bệnh Viện Lê Lợi đã không ngừng học hỏi cập nhật và áp dụng những tiến độ khoa học kỹ thuật để phục vụ bệnh nhân.

III. THÀNH TÍCH BỆNH VIỆN LÊ LỢI 3 NĂM QUA
1. Thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch:

+ Điều trị nội trú: Công suất sử dụng giưởng bệnh hàng năm đều đặt và vượt mức chỉ tiêu từ 99 % đến 102%

+ Khám điều trị ngoại trú: Tỷ lệ khám bệnh ngoại trú thường xuyên vượt mức từ 169% đến 205%

2. Phát triển kỹ thuật cao:

+ Phẫu thuật nội soi trong Ngoại khoa , Sản khoa, Tai – Mũi – Họng

+ Lọc máu ngoài thận

+ Thẩm phân phúc mạc

+ Đẻ không đau

+ Đặt máy tạo nhịp tạm thời , vĩnh viễn

+ Điều trị cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp

+ Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ

+ Cận Lâm sàng: CT scanner, XQ kỹ thuật số, Xét nghiêm sinh hoá , huyết học, miễn dịch bằng máy tự động

3. Ứng dụng công nghệ thông tin:

Bệnh viện đã triển khai phần mền Medisoft 2007: Thực quản lý bệnh nhân nội trú, ngoại trú đều qua qua mạng.

MỤC TIÊU BỆNH VIỆN LÊ LỢI NĂM 2010

1. Hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu khám bệnh và điều trị năm 2010

2. Tiếp tục đầu tư phát triển 3 chuyên khoa sâu tại bệnh viện: Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình, Laser – Từ trường

3. Tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật mới ngoại nhi , ngoại niệu thông qua Đề án 1876 của Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Bình Dân. Thực hiện tốt Đề án 1816 cho TTYTQDY h. Côn Đảo và TTYT TP Vũng Tàu

4. Đưa khu vực phòng khám mới vào hoạt động
Quốc gia- tỉnh

Send Message to listing owner

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *