Cứ trú, tạm trú, thường trú, lưu trú là những thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong Luật cư trú năm 2006. Vậy lưu trú và tạm trú khác nhau như thế nào? Bài viết này sẽ mô tả điểm giống và khác nhau giữa lưu trú và tạm trú, giúp các bạn hiểu rõ 2 thuật ngữ cũng như thủ tục khai báo lưu trú và tạm trú ở Việt Nam.
* Điểm giống nhau
– Nơi đăng ký lưu trú và tạm trú đều được thực hiện tại công an xã, phường, thị trấn.
– Việc khai báo tạm trú và lưu trú là trách nhiệm của công dân trên lãnh thổ Việt Nam.
* Điểm khác nhau
Nội dung | Tạm trú | Lưu trú |
Khái niệm | Theo điều 12, Luật cư trú năm 2006, tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. | Theo điều 31, Luật cư trú năm 2006, lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. |
Điều kiện đăng ký | Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. | Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. |
Kết quả đăng ký | Được cấp sổ tạm trú | Thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. |
Như vậy, lưu trú và tạm trú hoàn toàn khác nhau. Và với người nước ngoài khi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú thì đòi hỏi phải có xác nhận tạm trú của công an chính quyền địa phương ở Việt Nam./.